ĂN MÒN LẠNH
Lưu huỳnh là một nhân tố tự nhiên khác được tìm thấy trong dầu thô. Mức độ của lưu huỳnh được biểu thị bằng hàm lượng được tìm thấy trong dòng nhiên liệu còn lại (residual fuel stream) thu được trong quá trình tinh chế dầu thô.
Hàm lượng lưu huỳnh hiện tại trong nhiên liệu thay đổi từ 0,1% đến 3,5% theo MARPOL Annex VI. Mức giới hạn lưu huỳnh toàn cầu mới là 0,5% sẽ áp dụng từ hoặc sau 1/1/2020 hoặc tháng 1 /2025 dựa vào kết quả xem xét của MEPC (Tổ chức bảo vệ môi trường biển-The Marine Environment Protection Committee)
Lưu huỳnh trong nhiên liệu hoạt động như phụ gia EP tự nhiên (Phụ gia cực áp -Extreame Pressure) cung cấp tính năng bôi trơn sẵn có trong nhiên liệu đi qua vòi phun và bơm nhiên liệu.
Với lượng oxi cao có trong buồng đốt, lưu huỳnh được chuyển thành SO2 và tiếp tục kết hợp với oxi tạo thành SO3 sulphua trioxit.
Khi SO3 kết hợp với nước hoặc hơi nước có trong khoang gió quét tạo thành H2SO4.
Nếu động cơ hoạt động không hiệu quả ở vòng quay thấp, nhiệt độ sơ mi xy lanh sẽ thấp hơn và dưới nhiệt độ điểm sương của axit sunfuric và nước (120℃-160℃). Hỗn hợp ăn mòn sẽ ngưng tụ trên thành vách sơ mi và ăn mòn sơ mi xy lanh.
Trong nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp,quá trình cháy trễ hoặc cháy chậm sẽ tăng tải nhiệt lên các chi tiết xy lanh dẫn đến quá nhiệt, các vấn đề bôi trơn và ăn mòn lạnh.