Vào năm 2018, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã thông qua các mức độ nguyện vọng ban đầu về việc giảm lượng phát thải khí nhà kính (GHG) trong ngành công nghiệp hàng hải; giảm ít nhất 50% vào năm 2050 so với mức năm 2008. IMO cũng dự kiến giảm 40% mật độ carbon vào năm 2030 và giảm 70% vào năm 2050, cả hai đều được so với mức năm 2008.
Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là cần có các biện pháp nào để có thể đạt được những chỉ tiêu này?
Cho đến nay, IMO đã ưu tiên cho các biện pháp ngắn hạn bao gồm việc thực hiện các giai đoạn tiếp theo của chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng - Energy Efficiency Design Index (EEDI) cho các tàu mới được thông qua vào năm 2011. Ba biện pháp đã được phê duyệt tại MEPC 75 vào tháng 11 năm 2020 ảnh hưởng đến các tàu hiện có và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2023 (được thông qua tại MEPC 76 vào tháng 6 năm 2021). Đó là:
Ngoài ra, các biện pháp mới dự kiến sẽ được thông qua nhằm khuyến khích hơn nữa việc sử dụng các nhiên liệu thay thế có thể chiếm 64% mục tiêu khử carbon vào năm 2050 1.
Trong bối cảnh hiện nay, Tiêu chuẩn Nhiên liệu Hàng hải có Hàm lượng carbon thấp (Marine Low Carbon Fuel Standard -LCFS) được đưa ra như là một biện pháp bổ sung, là một quá trình mang tính dài hạn, có thể dự đoán được về việc giảm tỷ lệ phần trăm hằng năm của mức carbon (carbon intensity) của nhiên liệu nhằm để đạt được nguyện vọng của IMO đối với việc giảm phát thải khí nhà kính GHG từ ngành vận tải biển quốc tế.
Để đạt được hiệu quả hoàn toàn, LCFS nên trung lập về công nghệ và dần dần khuyến khích đổi mới và cho các bên liên quan đủ thời gian để phát triển và thử nghiệm các giải pháp trước khi đầu tư vào các tàu mới. Việc mở rộng quy định của Hệ thống Thu thập Dữ liệu IMO - Data Collection System (DCS) hiện tại về mức độ carbon (báo cáo thu được thông qua phiếu giao nhận hàng ) sẽ cho phép triển khai hiệu quả và thống nhất ở quy mô toàn cầu.
Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.
1 Nghiên cứu GHG lần thứ 4 của IMO tháng 7 năm 2020