Ảnh hưởng của việc giới hạn hàm lượng lưu huỳnh theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) 2020 đã dẫn đến một số thay đổi được công bố rộng rãi đối với các công thức nhiên liệu hàng hải. Tuy nhiên, đây chưa phải là điểm cuối của các thay đổi – IMO cũng đã đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm giúp giảm thiểu khí thải nhà kính (GHG) do các hoạt động vận tải hàng hải gây nên.
Nghiên cứu của IMO ước tính rằng so với mức độ vào năm 2010, lượng khí thải từ việc vận chuyển quốc tế có thể tăng từ 50% đến 250% vào năm 2050 nếu không được chủ động thực hiện. Do đó, IMO đã đưa ra một quy trình nhằm thúc đẩy các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ đó sẽ giúp giảm lượng khí thải xuống ít nhất 50% vào năm 2050 so với năm 2008, đồng thời giúp theo đuổi các nỗ lực hướng đến loại bỏ hoàn toàn lượng khí thải trong thế kỷ này.
Để đạt được mục tiêu này, IMO đang xem xét giai đoạn tiếp theo của Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng – Energy Efficiency Design Index (EEDI) cho các tàu mới, điều này sẽ giúp làm giảm hơn nữa mức độ carbon của các tàu mới. Tuy nhiên, trong khi toàn bộ hệ sinh thái tàu cần được xem xét (động cơ, thiết kế tàu, vận hành) thì một trong những yếu tố quan trọng sẽ là sự lựa chọn nhiên liệu.
Nhiên liệu hàng hải gốc sinh học (Bio-based marine fuel)
ExxonMobil đã hoàn thành thử nghiệm trên biển về việc sử dụng nhiên liệu hàng hải gốc sinh học đầu tiên của mình, kết quả cho thấy nó giúp giảm đến 40% lượng khí thải CO₂ so với nhiên liệu thông thường. Ngoài ra, vì nhiên liệu sinh học được chế tạo từ công thức tương thích (a drop-in formulation) nên không tốn chi phí và thời gian cho việc sửa đổi động cơ.
Nhưng việc đạt được mục tiêu vẫn là một thách thức; trong tất cả các khả năng, vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng. Tin tốt là những bài học kinh nghiệm về quá trình thực hiện tuân thủ giới hạn hàm lượng lưu huỳnh toàn cầu 0,50% sẽ giúp ngành công nghiệp hàng hải thích ứng với tình hình thực tế mới. Hành trình tiến xa hơn 2020 đã chính thức bắt đầu.
Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.